Giá xăng dầu ngày 14.8.2020: Bất chấp nhu cầu giảm, dầu tăng nhẹ

Giá xăng dầu ngày 14.8.2020: Bất chấp nhu cầu giảm, dầu tăng nhẹ

tháng 8 13, 2020
Sau khi tụt 1% kết thúc phiên trước, giá dầu thô thế giới sáng nay đồng loạt tăng nhẹ trở lại, kìm hãm đà giảm giá dầu đầu phiên ngày cuối tuần.

Nhiều dự báo đưa ra nhu cầu dầu thô toàn cầu giảm 30% trong năm nay


Đầu giờ sáng nay (14.8, theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI hợp đồng giao tháng 9 nhích 6 cent, tương đương 0,14%, lên 42,3 USD/thùng. Hợp đồng giao tháng 10 dầu Brent cũng nhích 7 cent, tương đương 0,16%, lên 45,03 USD/thùng. Cả hai hợp đồng này đã giảm 1% kết thúc phiên đêm hôm qua (13.8), dầu WTI giao tháng 9 mất 43 cent về 42,24 USD/thùng và dầu Brent mất 47 cent về 44,96 USD/thùng.


Theo MarketWatch, các hợp đồng đầu thô quay đầu giảm ngày thứ Năm (13.8) do bị sức ép trước báo cáo nhu cầu dầu thô toàn cầu trong năm 2020 của Cơ quan năng lượng quốc tế IEA. Theo đó, nhu cầu toàn cầu sẽ giảm sâu trong năm 2020, sụt 8,1 triệu thùng/ngày so với năm trước, nhiều hơn 140.000 thùng so với báo cáo tháng 7. Dự báo nhu cầu dầu trong năm 2020 hiện là 91,9 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia trên MarketWatch, báo cáo của IEA chỉ có tác động thoáng qua, giá dầu đã bị lao vào vòng xoáy sụt giảm trước đó khi báo cáo của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô nội địa Mỹ giảm mạnh trong 3 tuần liên tiếp.
Trong khi đó, OPEC đẩy khai thác, nới lỏng giảm sản lượng, từ mức 9,7 triệu thùng/ngày xuống 7,7 triệu thùng/ngày trong 2 tháng 8 và tháng 9. Một số thông tin cho thấy, nhóm giám sát các bộ trưởng OPEC + có thể sẽ tiếp tục nhóm họp trong tuần tới, bàn về thị trường và điều chỉnh một số thỏa thuận cắt giảm sản lượng…https://dautusieuloinhuan29.com/200-trieu-dau-tu-gi/
Thực tế, thị trường dầu thế giới đối diện cú sốc vi rút Corona lớn hơn dự báo ban đầu. Mới đây, 5 công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới, gồm Chevron Corp, Royal Dutch Shell, BP, Exxon Mobil và Total SA, đã cắt giảm gần 50 tỉ USD tổng giá trị tài sản của họ trong quý 2/2020. Các “ông lớn” dầu mỏ này cũng hạn chế sản lượng khai thác giữa lúc đại dịch khiến giá dầu và nhu cầu nhiên liệu giảm mạnh. Trong 5 công ty trên, Exxon Mobil là nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất với sản lượng 3,64 triệu thùng/ngày, nhưng đại dịch đã khiến sản lượng của công ty này giảm 408.000 thùng/ngày trong giai đoạn từ quý 1 đến quý 2 năm nay. 5 công ty trên đã cắt giảm tổng mức chi tiêu vốn lên đến 25 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm nay. Theo Bloomberg, việc cắt giảm đáng kể giá trị tài sản và sản lượng dầu mỏ cho thấy ảnh hưởng nặng nề mà cuộc khủng hoảng Covid-19 đã gây ra với ngành này trong quý 2 năm nay, dự kiến sẽ bị ảnh hưởng đến cuối năm. Hiện nhu cầu nhiên liệu toàn cầu giảm 30%.
Trong nước, ngày 14.8, tại vùng 1, xăng RON 95-IV ở mức giá cao nhất 15.020 đồng/lít, xăng RON 95-III giá 14.920 đồng/lít, E5 RON 92-II 14.400 đồng/lít, dầu DO 0,001S-V 12.200 đồng/lít và DO 0,05S-II 10.200 đồng/lít. Ở vùng 2, giá xăng RON 95-IV cao nhất với 15.320 đồng/lít, RON 95-III ở mức 15.210 đồng/lít, xăng E5 RON 92-II 14.680 đồng/lít, dầu DO 0,001S-V 12.440 đồng/lít và DO 0,05S-II 10.400 đồng/lít. https://dautusieuloinhuan29.com/50-trieu-dau-tu-gi/

Sự đồng hành của THACO với 2 tên tuổi vang bóng: HAGL dần gỡ rối cho sai lầm quá khứ, Hùng Vương “xuống sàn” với tham vọng tăng gấp 3 lần doanh số

Sự đồng hành của THACO với 2 tên tuổi vang bóng: HAGL dần gỡ rối cho sai lầm quá khứ, Hùng Vương “xuống sàn” với tham vọng tăng gấp 3 lần doanh số

tháng 8 13, 2020


Trở lại với tình trạng huỷ niêm yết trên HoSE và hạn chế giao dịch tại UpCOM, ghi nhận rất nhiều ý kiến trái chiều phía cổ đông HVG, dĩ nhiên bao gồm cả hoang man. Nhiều người bỏ ngỏ nhận định là "chủ đích" của người trong cuộc, nhưng cũng cần nhấn mạnh đầu tư hay kinh doanh trong giai đoạn hiện nay đều rất khó khăn.


Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo về việc hạn chế giao dịch trên hệ thống UpCOM đối với cổ phiếu HVG của Thủy sản Hùng Vương. Như vậy, hơn 227 triệu cổ phần của Công ty sẽ chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần, áp dụng từ ngày 13/8/2020.

Trước đó, cổ phiếu HVG chính thức bị hủy niêm yết bắt buộc trên sàn Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE) - chấm dứt hơn 10 năm dài với nhiều cung bậc. Nguyên nhân do HVG chậm công bố báo cáo tài chính theo quy định, dù được HoSE nhắc nhở 3 lần. Đến nay, do HVG vẫn chưa khắc phục được nguyên nhân dẫn đến bị hủy niêm yết nên sẽ bị hạn chế giao dịch trên UpCOM, cho đến khi khắc phục được.

Sự việc gây nhiều thắc mắc, bỏ ngỏ nơi nhà đầu tư. Bởi, sau khi được THACO đồng ý hợp tác chiến lược nhằm hỗ trợ khắc phục những khó khăn, đã có một làn sóng lạc quan mới với HVG sau cơn bĩ cực. Nhiều cổ đông bày tỏ sự phấn khởi ngay tại ĐHĐCĐ thường niên 2020, với sự tham dự đại diện phía THACO.

Tuy nhiên, chính thức về với THACO, HVG cũng "xuống sàn", đồng nghĩa với việc cổ đông đang vui bỗng đứt dây đàn khi sẽ có nhiều hạn chế trong việc tiếp cận thông tin, nội tại của doanh nghiệp mình đã chọn, ảnh hưởng đến đánh giá quyết định đầu tư.

HVG “xuống sàn” với tham vọng tăng gấp 3 lần doanh số

Việc hủy niêm yết cũng diễn ra giữa bối cảnh toàn nền kinh tế đang chịu tác động trước dịch Covid-19, đặc biệt cho mảng xuất khẩu thủy sản. Phân trần với cổ đông tại Đại hội tổ chức sau cao điểm dịch lần 1, ông Dương Ngọc Minh cho biết doanh nghiệp thủy sản vùng ĐBSCL "đứng hình" trước dịch bệnh, chỉ sau vài tháng thì sản lượng sụt giảm hơn phân nửa.

Trong khi tình hình ngày càng phức tạp, HVG đặt kế hoạch năm 2020 khá tham vọng với doanh thu tăng 3 lần lên 12.500 tỷ đồng, thậm chí dự kiến xuất khẩu những 100.000 tấn cá thành phẩm. Ngược lại, sự quan tâm về tình hình kinh doanh nửa đầu năm của nhà đầu tư vẫn chưa được thỏa đáp. Câu hỏi đặt ra: Liệu rằng HVG đã thực hiện chỉ tiêu đến đâu?



Năm 2020, với sự hỗ trợ từ THACO, HVG lên kế hoạch giải quyết những khó khăn về dòng tiền (hiện ngân hàng không chấp nhận giải ngân) thông qua việc phát hành thêm 20 triệu cổ phần cho THACO và các bên liên quan, thoái vốn tại các mảng không còn hiệu quả.Thông tin có được tính đến nay, cuối năm 2019 tổng lỗ lũy kế HVG lên đến 1.743 tỷ đồng. Trong đó, ghi nhận tại BCTC kiểm toán tại thời điểm 30/9/2019, khoản lỗ ròng của HVG hơn 1.075 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với mức lỗ 476 tỷ tại BCTC tự lập.

Cần nhấn mạnh, trong kinh doanh việc THACO đồng ý hỗ trợ sẽ phải mang về những lợi ích nhất định. Trong đó, mảng chăn nuôi theo ông Minh chia sẻ sẽ tách bạch và chuyển lại cuộc chơi cho THACO (với lợi thế về kỹ thuật chuồng trại). THADI và HVG mới đây có thành lập Công ty chăn nuôi heo giống với vốn điều lệ 556 tỷ (THADI 75% vốn, HVG 25% vốn).

THADI cũng đã chuyển giao vốn sở hữu tại HVG lại cho THACO, tính đến phiên 27/3 sau 4 giao dịch thỏa thuận, nhóm THACO đang nắm giữ 35,01% vốn HVG; gồm: THACO (26,26% vốn), Sản xuất và Thương mại Trân Oanh (3,79% vốn - tương đương 8,6 triệu cổ phiếu) và ông Trần Bá Dương (4,96% vốn).

Trở lại với tình trạng hủy niêm yết trên HoSE và hạn chế giao dịch tại UpCOM, ghi nhận rất nhiều ý kiến trái chiều phía cổ đông HVG, dĩ nhiên bao gồm cả hoang man. Nhiều người bỏ ngỏ nhận định là "chủ đích" của người trong cuộc, nhưng cũng cần nhấn mạnh đầu tư hay kinh doanh trong giai đoạn hiện nay đều rất khó khăn.

HAGL đang khởi sắc dù còn nhiều việc phải làm

Về phía THACO, sau khi rót vốn vào Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), và đến HVG, Tập đoàn mới đây tuyên bố tách bạch mảng bất động sản - nông nghiệp với mảng cốt lõi hiện tại. Theo đó, THACO sẽ thành lập THACO Group với tổng vốn ban đầu 19.324 tỷ đồng.

Tại THACO Group – nơi đầu tư bên ngoài thời gian gần đây của THACO, ngoại trừ HVG, thì những mảng còn lại có vẻ đang có tín hiệu tốt. Trong đó, cùng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, "ván cược" HAGL Agrico xét riêng kinh doanh buôn bán đã và đang đi đúng kế hoạch.

Điểm lại tâm sự của bầu Đức và ông Dương tại lễ kỷ niệm 1 năm hợp tác, hai bên đã nhìn thấy và đủ tự tin để chia sẻ về định hướng thời gian tới. Mảng cây ăn trái theo đó sẽ lấy thị trường Trung Quốc làm nền tảng xuất khẩu (~80% tỷ trọng), bởi ở đây nhu cầu cực kỳ lớn và tiêu thụ tất cả từ xấu đến tốt, dĩ nhiên theo từng phân khúc sẽ có mức giá tương ứng. Trong đó, HAGL Agrico và THADI có đủ số lượng để "nắm cán" cuộc chơi, xuất hàng vào những thị trường lớn như Thượng Hải, bán buôn cũng thông qua các đại lý lớn không làm việc với các con buôn lẻ tẻ.

Tính đến nay, diện tích trồng chuối của HAGL Agrico xấp xỉ 10.000 ha, chiếm khoảng nửa tổng diện tích trồng cây ăn trái của công ty (18.305 ha), đóng góp doanh thu chủ lực. Bên cạnh đó các loại trái cây có giá trị kinh tế cao như mít, xoài, bơ, sầu riêng... cũng đến tuổi thu hoạch. Năm 2020 HAGL Agrico đặt mục tiêu tăng lên 15.000 ha chuối, cùng với 5.000 ha xoài, 5.000 ha thanh long, 5.000 ha bưởi, sầu riêng 1.000 ha ở Campuchia… như vậy, thế mạnh nông sản của HAGL Agrico hiện nay là sản lượng, và đất trồng.


Điểm sáng giữa cao điểm dịch Covid-19 đợt 1, khi việc xuất khẩu gần như tê liệt, HAGL Agrico vẫn đều đặn lăn bánh đội xe container từ trang trại chuối ở Ratanakiri đến cửa khẩu Việt Nam - Campuchia. Không sử dụng nhân lực, Công ty đã tính toán để khi xe chở hàng quay đầu và lùi đuôi xe chứa công hàng đến đúng cột mốc số 0; thì sẽ có một đội xe công rỗng từ kho ở Việt Nam cũng đã quay đầu ở cột mốc số 0, móc khóa vào container và kéo hàng về Cát Lái. Việc bán hàng xuyên suốt không những đem giá trị về cho doanh nghiệp, mà bản thân nhân viên cũng được nhận thưởng giữa đại dịch, dù giá bán có giảm và không đúng với kỳ vọng.https://dautusieuloinhuan29.com/50-trieu-dau-tu-gi/

Đó là khía cạnh kinh doanh, quyết định sai lầm khi đổ hàng chục ngàn tỷ vào cọ dầu và cao su của bầu Đức chắc chắn không thể giải quyết một sớm một chiều. Xét về tài chính, dư nợ ghi nhận đến hiện tại vẫn cao, và Công ty sẽ tiếp tục tốn kém để chuyển đổi diện tích không nhỏ còn lại sang cây ăn trái. Nhưng, tính đến quý 2/2020, HAGL Agrico cũng đã có lãi trở lại, cùng với đó được hoàn nhập chi phí tài chính, chi phí khác khi mà lãi vay cũng như chi phí chuyển đổi giảm mạnh so với cùng kỳ.

Và, trái ngược với HVG, cổ đông HAG, HNG có cơ sở để vui và tin tưởng trở lại, dù ngắn hạn giao dịch cổ phiếu vẫn lình xình. Sau 1 năm nhận vốn từ THACO, bầu Đức chi sẻ kỳ vọng sẽ tập trung giải quyết dứt điểm công cuộc tái cơ cấu đến năm 2021.
EVN kiến nghị gỡ hàng loạt vướng mắc cho điện mặt trời mái nhà

EVN kiến nghị gỡ hàng loạt vướng mắc cho điện mặt trời mái nhà

tháng 8 12, 2020
TTO - Trước thực trạng chủ đầu tư các dự án điện mặt trời mái nhà gặp khó khăn khi phát triển dự án như chưa đấu nối, chưa được thanh toán tiền điện hay vướng thủ tục ở địa phương..., EVN đã kiến nghị Bộ Công thương tháo gỡ hàng loạt vướng mắc.





Các công nhân thi công mái cho dự án điện mặt trời mái nhà kết hợp nông nghiệp - Ảnh: NGỌC HIỂN

Cụ thể, EVN cho biết việc phân biệt dự án điện mặt trời mái nhà và điện mặt trời nối lưới gặp vướng, trong đó vướng mắc lớn nhất là định nghĩa về công trình xây dựng và cơ sở để xác định loại hình điện mặt trời mái nhà. 
Hiện nay có nhiều dự án điện mặt trời có công suất dưới 1MW thực hiện theo mô hình trang trại nông nghiệp, cơ sở để xác định là điện mặt trời mái nhà chưa rõ ràng và chưa có hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan chức năng.

EVN cũng cho rằng việc xác định "tấm pin quang điện lắp đặt trên mái nhà" theo quyết định số 13 cũng gặp khó khăn do hình thức "mái nhà" rất đa dạng về tấm mái, cách thức lợp mái trong khi các quy định để xác định thế nào là mái nhà chưa cụ thể.

Theo EVN, nhiều dự án lắp đặt trên khung giá đỡ nằm trên đất vườn, đất nông nghiệp theo mô hình kinh tế trang trại, có mục đích chính là để sản xuất điện mặt trời nhằm hưởng giá bán điện dành cho điện mặt trời mái nhà. Một số công trình dùng chính tấm pin làm mái che và lắp đặt cách nhau một khoảng hở để lấy ánh sáng cho phù hợp với vật nuôi, cây trồng bên dưới, sau đó có lắp bổ sung các tấm lợp bên dưới xà gồ để được công nhận là điện mặt trời mái nhà.

Theo EVN, do các hướng dẫn để xác định là dự án điện mặt trời mái nhà chưa rõ nên EVN rất khó khăn trong việc xác định để áp dụng đúng giá mua bán điện theo quyết định 13.

Ngoài ra, EVN cũng cho biết có một số hệ thống điện mặt trời mái nhà được đầu tư theo cụm có tổng công suất trên 1MW tại cùng một địa điểm của một chủ đầu tư và đấu nối tại một điểm hoặc nhiều điểm. Do đó, EVN đề nghị xác định trường hợp này có được xem là điện mặt trời mái nhà hay không.


Bên cạnh đó, EVN cũng kiến nghị Bộ Công thương hướng dẫn việc kinh doanh bán điện mặt trời có phải thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện và cần phải làm thủ tục bổ sung đăng ký ngành nghề kinh doanh theo quy định Luật đầu tư hiện hành.

Từ đó, EVN kiến nghị Bộ Công thương hướng dẫn các tiêu chí xác định cụ thể để phân biệt giữa hệ thống điện mặt trời mái nhà và hệ thống điện mặt trời nối lưới để xác định giá mua bán. 

Trong đó, EVN kiến nghị các hệ thống điện mặt trời công suất đến 1MW, đấu nối vào cấp điện áp dưới 35kV, có các tấm pin mặt trời lắp trên hệ thống khung giá đỡ (có mái hoặc không có mái), lắp đặt một phần trên mái nhà, một phần trên đất; các hệ thống điện mặt trời lắp trên mái nhà xưởng trong khu công nghiệp vừa mua điện của EVN để sử dụng vừa bán điện lên lưới của EVN qua máy biến áp 110 kV được ghi nhận là điện mặt trời mái nhà.

Đối với mô hình trang trại nông nghiệp kết hợp điện mặt trời với công suất nhỏ hơn hoặc bằng 1MW, EVN kiến nghị công nhận là điện mặt trời mái nhà.

Đối với các trường hợp trang trại nông nghiệp có lắp đặt điện mặt trời với tổng công suất trên 1MW, EVN đề nghị Bộ Công thương hướng dẫn thủ tục, trình tự thực hiện lắp đặt, thỏa thuận đấu nối, nghiệm thu an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường...
4 dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn nên nghỉ việc

4 dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn nên nghỉ việc

tháng 8 03, 2020

Nếu bạn có các dấu hiệu dưới đây thì có lẽ đã đến lúc bạn nên chuyển sang một môi trường mới, công việc mới.

Hầu hết mọi người đều từng trải qua cảm giác sợ hãi, mệt mỏi vì xe cộ trên đường đi làm, không thể ngủ được vào đêm Chủ nhật khi nghĩ đến ngày thứ Hai và không ngừng mong muốn làm một công việc khác đi, bất kỳ công việc nào khác với hiện tại. Thế nhưng, không phải ai cũng quyết tâm nghỉ việc khi bất chợt cảm thấy uể oải. Tuy nhiên, nếu bạn có các dấu hiệu dưới đây thì có lẽ đã đến lúc bạn nên chuyển sang một môi trường mới, công việc mới.


Nghỉ việc là một quyết định cần nhiều thời gian cân nhắc bởi tìm việc làm mới không dễ dàng

1. Bạn chỉ đang làm những gì “nên” làm

Bạn có bao giờ cảm thấy rằng bản thân chỉ liên tục làm những việc bạn nên làm thay vì những gì bạn muốn làm không? Nếu lý do thực sự để bạn làm việc là để xoa dịu cha mẹ, gây ấn tượng với bạn bè hoặc làm những gì bạn nghĩ rằng họ hàng của bạn muốn bạn làm, thì rõ ràng là bạn đang không thành thật với chính mình và cuối cùng bạn sẽ kiệt sức. Đã đến lúc điều chỉnh những gì bạn muốn trong cuộc sống và thực hiện ngay hôm nay để theo đuổi nó.kinh doanh gì với 50 triệu

2. Bạn thấy chán nản trong công việc

Bạn hãy thử xem xét xem cảm giác chán nản trong công việc chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện hay bạn thấy tổng thể công việc đều rất nhàm chán. Nếu bạn đang mơ về những lựa chọn tốt hơn để thoát khỏi tình trạng hiện tại thì có lẽ đã đến lúc biến những giấc mơ đó thành hiện thực.

3. Không thể hòa nhập với đồng nghiệp 

Mọi người xung quanh có tác động rất lớn đến cuộc sống của chúng ta, thường là nhiều hơn chúng ta nghĩ. Vì vậy, nếu bạn không thể hòa nhập với nhóm của mình hoặc không thể tiếp tục chấp nhận những thói quen xấu của đồng nghiệp và cảm thấy lạc lõng, hãy dũng cảm tìm một môi trường mới khi có bất cứ tin đăng tuyển dụng nào phù hợp.


Việc không hòa thuận với đồng nghiệp cũng khiến bạn chán nản, muốn tìm việc mới

4. Bạn không muốn sống ngày cuối cùng của cuộc đời với công việc hiện tại

Trong bài phát biểu tại trường Stanford, CEO của Apple Steve Jobs đã từng nói: "Khi tôi 17 tuổi, tôi đã đọc một câu trích dẫn như sau: ‘Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của đời mình, tôi có muốn làm những gì mà tôi dự định hay không’? Và bất cứ khi nào câu trả lời ‘Không’ xuất hiện liên tục trong quá nhiều ngày, tôi biết tôi cần phải thay đổi thứ gì đó”. https://nhatnamgroup.asia/

Vậy nên, nếu nhiều ngày trôi qua mà bạn vẫn không thể lấy lại niềm đam mê, sự nhiệt tình với công việc thì hãy cân nhắc nghỉ việc và tìm kiếm bến đỗ mới.

Những dấu hiệu kể trên có thể đã giúp bạn đi đến kết luận rằng đã đến lúc bạn phải thay đổi. Quyết định nghỉ việc có thể rất đơn giản, nhưng phần khó khăn hơn là biết rõ về những việc cần làm sau đó và can đảm thực hiện. Hãy trả lời 2 câu hỏi sau:

Trên thực tế, hãy cân nhắc tìm định hướng mới, việc làm mới trong khi vẫn duy trì công việc hiện tại, trừ khi bạn đã không thể nào chấp nhận môi trường hiện tại thêm một ngày nào nữa. Những áp lực trong quyết định thay đổi công việc, thậm chí là nghề nghiệp có thể lớn hơn bạn nghĩ, vì vậy hãy kiên nhẫn để đưa ra lựa chọn tốt nhất.





Siêu thị Big C Miền Đông đóng cửa vì không thỏa thuận được giá thuê mặt bằng

Siêu thị Big C Miền Đông đóng cửa vì không thỏa thuận được giá thuê mặt bằng

tháng 7 27, 2020
TTO - Sáng 2-6, siêu thị Big C Miền Đông (Q.10, TP.HCM) bất ngờ dán thông báo ngay lối ra vào của siêu thị với nội dung sẽ đóng cửa trong 20 ngày tới do “không thể đạt được các yêu cầu về giá thuê mới từ bên cho thuê".https://dautusieuloinhuan29.com/200-trieu-dau-tu-gi/

Siêu thị Big C đã tháo thông báo ngưng hoạt động sau 20 ngày tới đặt trước cổng siêu thị, ảnh chụp sáng 2-6 - Ảnh: NGỌC HIỂN

Theo thông báo này, Big C cho biết dù chịu tác động lớn từ dịch COVID-19 song siêu thị này đã cố gắng hết sức để thỏa thuận việc gia hạn hợp đồng thuê với bên cho thuê nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh và phục vụ khách hàng.

Tuy nhiên, văn bản này cho biết các đề xuất mới của bên cho thuê khiến siêu thị này không thể thực hiện cam kết giá thấp cho người tiêu dùng nên đành phải dừng hoạt động chi nhánh Big C Miền Đông.

Hệ thống Big C và Central Retail tại Việt Nam cho biết sẽ cố gắng đảm bảo công việc cho đội ngũ nhân viên qua việc sắp xếp nhân sự và điều chuyển đến làm việc tại các chi nhánh khác.

Liên hệ với đường dây nóng của Big C, nữ nhân viên trực điện thoại, sau 5 phút xác minh, đã cho biết ngày 2-6 chi nhánh này vẫn hoạt động bình thường và đề nghị theo dõi những thông báo tiếp theo của Big C Miền Đông.


Trong khi đó, cả nữ nhân viên đường dây nóng của Big C Miền Đông và nhân viên dịch vụ khách hàng tại siêu thị đều xác nhận vào sáng 2-6 siêu thị có dán thông báo này trước cổng, nội dung thông báo siêu thị sẽ đóng cửa sau 20 ngày.

Vào lúc 11h, hệ thống siêu thị này vẫn hoạt động bình thường, các bảo vệ ở đây cho biết sáng cùng ngày siêu thị có dán thông báo với nội dung trên khiến nhiều người quan tâm, ngay cả đối với các nhân viên tại đây. 

Tuy nhiên, sau đó siêu thị đã gỡ thông báo này. Dù đã gỡ thông báo, các khách hàng vẫn thắc mắc với các bảo vệ và nhân viên rằng siêu thị này có thực sự đóng cửa hay không?

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online trong sáng 2-6, đại diện Central Retail, đơn vị quản lý vận hành Big C, xác nhận sẽ đóng cửa siêu thị Big C Miền Đông trong thời gian tới do không đạt được thỏa thuận về giá thuê mới từ bên cho thuê.

Quyết định này không dễ dàng vì đây là một trong những địa điểm mua sắm yêu thích và quen thuộc của người dân TP.HCM lâu nay.

Người dân mua sắm bên trong siêu thị Big C Miền Đông vào sáng 2-6 - Ảnh: NGỌC HIỂN

Giải thích về lý do đóng cửa, đại diện Central Group cho biết trước tác động từ đại dịch COVID-19, hệ thống đã cố gắng hết sức để thỏa thuận việc gia hạn hợp đồng thuê với bên cho thuê, "nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh, phục vụ khách hàng của Big C với tiêu chí kinh doanh là cam kết chính sách giá tốt nhất với chất lượng hàng hóa tươi mới nhất, đặc biệt trong thời gian này, hỗ trợ người dân trong giai đoạn hậu đại dịch".

"Tuy nhiên, các đề xuất mới của bên cho thuê khiến nhà bán lẻ Thái không thể thực hiện được cam kết giá thấp cho người tiêu dùng - nên phải dừng hoạt động chi nhánh Big C Miền Đông", vị này nói thêm.

Sau khi Big C Miền Đông đóng cửa, để giữ kết nối với khách hàng lâu năm của siêu thị Big C Miền Đông, Central Retail cho biết sẽ tiếp tục phục vụ khách hàng qua dịch vụ mua hàng và giao hàng tận nơi qua đường dây nóng 19001880, hoặc qua các ứng dụng mua hàng online như Chopp và GrabMart.

Siêu thị Big C Miền Đông nằm trên đường Tô Hiến Thành (P.15, Q.10, TP.HCM) là một trong những siêu thị Big C đầu tiên của tập đoàn Casino vào thị trường Việt Nam hồi năm 2003. 

Siêu thị này được đổi tên từ siêu thị Cora sau thương vụ mua lại giữa hai tập đoàn bán lẻ của Pháp.

Từ năm 2016, hệ thống Big C Việt Nam thuộc về tập đoàn Central Group, Thái Lan.
beGroup bắt tay Bosch triển khai dự án giao sữa mẹ từ nơi làm việc về nhà

beGroup bắt tay Bosch triển khai dự án giao sữa mẹ từ nơi làm việc về nhà

tháng 7 26, 2020

Thống kê bởi ứng ụng của beGroup, trong tháng 5 và tháng 6, số đơn hàng beDelivery đã tăng 200% so với giai đoạn dịch bệnh (tháng 3, tháng 4). Đây thực sự là tín hiệu khả quan, cho thấy thị trường bán lẻ ở Hà Nội và Tp.HCM bắt đầu khôi phục, sức mua đang tăng dần sau mùa dịch bệnh.

Nắm bắt nhu cầu cũng như để thích nghi trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, các ứng dụng gọi xe công nghệ đồng loạt triển khai dịch vụ giao hàng, đi chợ hộ… Cho đến bây giờ khi đất nước sớm bước vào giai đoạn bình thường mới, thói quen tiêu dùng đang dần chuyển sang mua trực tuyến, và đó cũng là nền tảng cho các ứng dụng trên tiếp tục phát triển.


Thống kê bởi ứng dụng của beGroup, trong tháng 5 và tháng 6, số đơn hàng beDelivery đã tăng 200% so với giai đoạn dịch bệnh (tháng 3, tháng 4). Đây thực sự là tín hiệu khả quan, cho thấy thị trường bán lẻ ở Hà Nội và Tp.HCM bắt đầu khôi phục, sức mua đang tăng dần sau mùa dịch bệnh.

Mới đây, beGroup tiếp tục mở rộng dịch vụ, tham gia dự án ứng dụng công nghệ cảm biến và IoT - Milky Way. Đây là dự án giúp các bà mẹ đang đi làm và đang cho con bú có thể lên lịch giao sữa mẹ từ nơi làm việc về cho người chăm bé ở nhà thông qua ứng dụng. Sữa mẹ được giữ trong hộp vận chuyển thông minh có gắn cảm biến và được kết nối với nền tảng đám mây nhằm giúp các bà mẹ có thể theo dõi chất lượng của sữa cũng như giám sát hành trình giao hàng.

Được biết, Milky Way là dự án do công ty Bosch thực hiện nhằm phát triển các giải pháp về công nghệ cảm biến và IoT để cải thiện chất lượng cuộc sống và giải quyết các thách thức của xã hội. Khi mà, tại Việt Nam, ước tính hàng năm có hơn 3.572 trường hợp tử vong ở trẻ em và 3.118 trường hợp tử vong của mẹ và hơn 1,5 triệu USD chi phí điều trị các vấn đề dễ xảy ra khi không nuôi con bằng sữa mẹ. Việc nuôi con bằng sữa mẹ có rất nhiều lợi ích, bao gồm khả năng ngăn ngừa những rủi ro về sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em, tiết kiệm chi phí y tế và tạo thêm 1,8 tỷ USD cho nền kinh tế.

Trong đó, ứng dụng gọi xe be là đối tác vận chuyển được Bosch lựa chọn tham gia dự án Milky Way. Chia sẻ về lý do hợp tác với Bosch, bà Nguyễn Hoàng Phương, CEO công ty beGroup, cho biết: "be tin vào một tương lai mà mọi đối tượng trong xã hội đều được tận hưởng những thành quả do công nghệ mang lại. Do đó, be tìm thấy sự tương đồng trong những sản phẩm đời thường mà Bosch đang triển khai. Sau Milky Way, beGroup và Bosch, cũng như các doanh nghiệp khác có thể nghĩ đến việc hợp tác sâu hơn về mặt công nghệ để tạo ra nhiều giá trị hơn cho cộng đồng".

Tính đến nay, ứng dụng gọi xe be đã được tải xuống 6,5 triệu thiết bị di động với 60.000 tài xế, khoảng 350.000 chuyến xe được yêu cầu mỗi ngày và đã hoàn thành 53 triệu chuyến xe beBike và beCar kể từ khi bắt đầu chính thức triển khai dịch vụ từ tháng 12/2018 đến nay.https://nhatnamgroup.asia/
Liệu có thể trông chờ vào khách du lịch Việt?

Liệu có thể trông chờ vào khách du lịch Việt?

tháng 7 23, 2020
TheLEADERKhả năng mở cửa đối với khách du lịch quốc tế vẫn xa vời nên khách nội địa đang là cứu tinh cho ngành du lịch. Nhưng khi mùa cao điểm của du lịch trong nước qua đi, liệu thị trường có rơi lại vào cảnh đìu hiu như mấy tháng dịch bệnh Covid-19 hoành hành vừa qua?


Ngắm hoàng hôn trên đảo Phú Quốc


Mặc dù sân bay và khách sạn ở những trung tâm du lịch biển đông đúc trở lại mấy ngày nay nhờ khách du lịch nội địa đổ xô đi nghỉ hè nhưng anh Nguyễn Sơn Thuỷ, Giám đốc công ty lữ hành Indochina Unique Tourist vẫn không cảm thấy vui. Trái lại, anh càng lo lắng hơn cho tương lai của ngành du lịch khi xem tình hình dịch bệnh Covid-19 và tăng trưởng kinh tế của các nước.

“Mùa cao điểm khách du lịch nội địa năm nay bắt đầu từ tuần này, nhưng lượng khách đặt không nhiều, chỉ rơi vào cuối tuần. Mùa nội địa cũng sẽ kết thúc vào cuối tháng 8, sau đó, du lịch Việt Nam sẽ trở lại “hoang vu” vì không khách nội địa, khách quốc tế càng không có”, anh Thuỷ tỏ ra bi quan.

Các điểm du lịch, khách sạn trên khắp cả nước đã rơi vào tình cảnh ảm đạm chưa từng có kể từ cuối tháng 2 vừa qua, khi Chính phủ quyết định đóng cửa với khách du lịch quốc tế để chống dịch Covid-19. Mặc dù ngành giao thông, du lịch cố gắng trình Chính phủ phương án mở lại một số đường bay quốc tế từ tháng 8, nhưng do diễn biến dịch bệnh trên thế giới vẫn phức tạp với số ca nhiễm vượt 14 triệu và hơn 590.000 người tử vong, anh Thuỷ tiên liệu khó có thể sớm mở cửa trở lại với khách quốc tế.

“Nếu mở cửa thì sẽ ưu tiên các nước châu Á, Đông Nam Á, Đông Bắc Á. Nhưng kinh tế các nước này đang tăng trưởng âm thì làm sao người dân có tiền đi du lịch. Nếu có đi thì cũng nhỏ lẻ và chậm chạp giống như khách nội địa vậy”, theo lời vị giám đốc hãng lữ hành có trụ sở tại Quảng Nam, nơi có ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Trong khi khách du lịch quốc tế vắng bóng, một số hãng lữ hành, các khách sạn đang trông chờ vào nguồn khách du lịch nội địa có thể bù đắp phần nào thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Kỳ vọng này phần nào có cơ sở khi theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, có tới 85 triệu lượt khách du lịch nội địa năm ngoái. Đó là chưa kể hàng chục triệu lượt người Việt đi du lịch nước ngoài mỗi năm.

Sau mấy tháng đóng cửa hoặc kinh doanh èo uột, ngành du lịch - khách sạn một số nơi như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Hạ Long nhộn nhịp trở lại từ tuần này khi cao điểm mùa du lịch bắt đầu giữa lúc học sinh bước vào kỳ nghỉ hè.

Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Phó tổng giám đốc Furama Resort Danang tiết lộ, khách sạn đã kín phòng trong một số ngày qua và tình hình cũng khả quan trong vòng một tháng tới. Đại diện Best Western Premier Sonasea Villas & Resort trên đảo Phú Quốc cũng cho biết, mặc dù số lượng phòng lớn, với 539 căn hộ và 16 biệt thự, nhưng công suất phòng một số ngày của khách sạn này cũng lên tới 90%. Đặc biệt, những du thuyền hạng sang ở Hạ Long và Lan Hạ vốn chỉ phục vụ khách nước ngoài cũng thường xuyên kín khách đến giữa tháng 8.

Sân bay đông nghẹt khách du lịch vào mùa cao điểm nghỉ hè

Mặc dù khách nội địa đông hơn, tâm trạng của những người kinh doanh du lịch, khách sạn cũng bớt ảm đạm phần nào, nhưng trên thị trường, còn nhiều khách sạn và công ty du lịch vẫn đóng cửa hoặc nếu có hoạt động thì cũng cầm chừng.

Ông Thuỷ cho biết, ngay chính công ty ông cũng chưa hoạt động trở lại kể từ khi buộc phải đóng cửa từ mấy tháng trước. Là hãng lữ hành chuyên phục vụ khách quốc tế nên khi thị trường quốc tế đóng cửa, công ty có thử làm vài đoàn khách nội địa, nhưng do chưa chuẩn bị sẵn kỹ năng cho thị trường này nên ông Thuỷ cũng quyết định dừng luôn. Một số hãng lữ hành phục vụ khách nội địa chỉ hoạt động để nhân viên có việc làm và cũng chỉ hoạt động 10% công suất. “Lãi ít nên họ không mặn mà lắm”, ông Thuỷ nói.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp du lịch, khách sạn chuyên phục vụ khách du lịch quốc tế đã không kịp thay đổi để chuyển hướng phục vụ khách du lịch nội địa. Ông Lê Quốc Việt, Giám đốc công ty chuyên cung cấp nhân sự ngành khách sạn Hoteljob tiết lộ, có người là chủ sở hữu vài khách sạn ở Hội An đã từng công khai thừa nhận họ không biết khai thác thị trường khách nội địa thế nào, phục vụ ra sao, nên mặc dù đến mùa cao điểm khách nội địa vẫn phải chấp nhận đóng cửa khách sạn.

Chủ sở hữu một khách sạn hơn 60 phòng ở Đà Nẵng cho biết, trước đây, khách sạn chủ yếu phục vụ khách đoàn, đặc biệt là khách Hàn Quốc, nên khi chuyển sang khai thác khách nội địa cũng bỡ ngỡ. Tuy nhiên, chị cũng không trông chờ vào khách nội địa vì giá bán phòng quá thấp, nếu bán cho khách đoàn nước ngoài trước đây khoảng 950.000 đồng/đêm, thì giờ chỉ có thể bán chưa đầy 500.000 đồng/đêm cho đoàn trong nước. Nguồn thu vì thế không đủ bù chi nên khách sạn cũng buộc phải cắt giảm nhân viên và giảm một số dịch vụ như ăn sáng chuyển từ buffet sang chọn món.

“Chắc chắn mỗi tháng chúng tôi vẫn phải bù lỗ hơn trăm triệu, biết mở cửa là lỗ những vẫn bắt buộc phải mở vì khách sạn cần có hơi người”, chị cho biết và tỏ ra bi quan không biết đến bao giờ tình hình mới trở lại bình thường.

Ngay như những người đang hứng khởi trở lại với lượng khách đặt phòng đông vào mùa cao điểm trong nước như ông Quỳnh cũng cảm thấy “niềm vui sẽ ngắn chẳng tày gang”. Khách du lịch trong nước đổ xô đi du lịch thời điểm này vì họ đã “cuồng chân” sau một thời gian dài bị “giam lỏng” tại nhà do giãn cách xã hội, kết hợp với các chương trình khuyến mãi sâu, như giảm 30% giá phòng khách sạn so với thông thường.

“Khách nội địa chủ yếu du lịch theo mùa vụ. Khi hết mùa cao điểm thì công suất phòng mà đạt được 30 – 40% là may mắn lắm”, ông Quỳnh nhận định.

Phải đánh thức tiềm năng du lịch nội địa

Khẳng định tiềm năng thị trường du lịch nội địa rất lớn nhưng ông Quỳnh cho rằng không dễ khai thác để đưa thị trường này thành nguồn sống ổn định thường xuyên cho ngành du lịch – khách sạn trong nước. Lý do là vì, khách nội địa chỉ đông vào dịp hè và lễ tết, còn vào những thời điểm khác thì rất ít.

“Nếu các nước mở cửa trở lại thì những người Việt có thu nhập cao sẽ lại đi du lịch nước ngoài ngay”, ông Quỳnh khẳng định. Vì thế, muốn phát triển thị trường khách du lịch nội địa, cần quảng bá mạnh chiến dịch “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, trong đó, không đơn thuần chỉ giảm giá để kích cầu mà cần có những chính sách gìn giữ vẻ đẹp cảnh quan, văn hoá đặc sắc của các vùng miền, để “người Việt Nam yêu Việt Nam hơn”.

“Nếu bờ biển cứ bị xé lẻ, cảnh quan bị tàn phá thì khó có thể níu kéo người Việt đi du lịch trong nước”, ông Quỳnh cảnh báo.

Trong khi đó, ông Trần Đạo Đức, Phó tổng giám đốc Tập đoàn CEO cho rằng, muốn phát triển thị trường du lịch trong nước, không chỉ cơ quan quản lý nhà nước phải thay đổi tư duy, mà chính những người làm du lịch cũng phải tự thay đổi, từ suy nghĩ đến cách làm, từ đó mới có thể níu chân được du khách ở trong nước thay vì phải đi nước ngoài.

Ông Đức đặt vấn đề: “Tự hỏi mấy bạn nước ngoài sang Việt Nam dạng Tây ba lô, nếu so về mức chi tiêu, thì còn xa mới bằng mức dân Việt đi nước ngoài tiêu tiền. Trước mùa dịch năm nay, mỗi năm vẫn có 10 -12 triệu lượt người Việt đi du lịch nước ngoài. Vậy tại sao lại không tìm cách sử dụng nguồn khách này để thúc đẩy ngành du lịch phục hồi?”.

“Chúng ta tự hào mỗi năm xây dựng mới, quản lý và vận hành hàng nghìn phòng khách sạn tiêu chuẩn 4 – 5 sao quốc tế, vậy tại sao những khách sạn này lại không hướng vào phục vụ khách du lịch nội địa?”

Chính vì thế, điều cần làm, theo ông Đức, là cần tạo cho người Việt tự hào về các sản phẩm nội địa cũng như các địa danh, thắng cảnh trong nước.

“Tại sao phải chụp ảnh check-in tượng nhân sư ở Singapore mà không chụp ảnh bến Nhà Rồng hay toà nhà Landmark 81 ở TP. HCM? Sao phải đi Phuket hay Koh Phi Phi chụp hình mới sang chảnh mà không phải cầu Vàng ở Đà Nẵng, dạo phố Hội An, ngủ đêm trên vịnh Hạ Long hay khu nghỉ dưỡng nào đó ở Phú Quốc? Đây đều là những trải nghiệm mơ ước của bao du khách quốc tế, tại sao người Việt lại không hưởng thụ?” ông Đức tâm tư.
Khu nghỉ dưỡng Novotel Phú Quốc

Bên cạnh những cảnh đẹp mà người Việt còn chưa khám phá hết, vị lãnh đạo doanh nghiệp này cho rằng, chính những người làm du lịch hãy thay đổi tư duy để phục vụ khách Việt như phục vụ khách nước ngoài, từ đó mới tạo được ấn tượng với khách du lịch trong nước.

Ông Đức chỉ ra một thực tế đáng buồn là, do phải chật vật đối phó với dịch Covid-19 mà một số khách sạn hạng sang, kể cả thương hiệu quốc tế, cũng phải tìm cách tiết kiệm, bớt được chi phí tý nào hay tý đó như tắt bớt bóng điện, giảm bớt dịch vụ, thay buffet bằng bữa sáng a-la-carte, giảm bớt ngày làm, giảm bớt nhân sự… Vì cắt giảm dịch vụ nên càng không hấp dẫn du khách nội địa, nguồn khách vì thế lại không có.

“Điều cần làm là phải thay đổi ngay từ suy nghĩ của người làm du lịch, rồi phải nghĩ cách thay đổi tư duy của người Việt.”.

“Những người làm du lịch hãy đưa ra gợi ý để cộng đồng du lịch bổ sung vào “danh sách ưa thích” của mình, như thế chúng ta sẽ khai thác được tiềm năng du lịch của nước nhà và sẵn sàng cho sự phát triển vượt trội khi khách quốc tế được phép quay trở lại”, ông Đức nói.

Chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch nội địa cũng là vấn đề được ông Thuỷ, công ty Unique Indochina, cho rằng là chìa khoá để phát triển thị trường nội địa. Theo doanh nhân này, tình hình kinh doanh khách sạn trong mùa hè này cho thấy, những khách sạn làng nhàng rất khó sống, trong khi khách sạn rẻ tiền hẳn, hoặc sang trọng hẳn lại hoạt động rất tốt.

Ông Thuỷ dẫn chứng không thể đặt phòng tại một khu nghỉ dưỡng sang trọng ở Nha Trang, nơi có giá phòng lên tới 50 triệu đồng/đêm cho một biệt thự mặt biển dành cho gia đình. Bạn bè ông cũng không thể đặt phòng ở một khách sạn được bình chọn là sang trọng nhất thế giới ở Đà Nẵng, dù giá phòng khuyến mại cũng gần 10 triệu đồng/đêm.

“Điều đó chứng tỏ vẫn có một bộ phận du khách Việt rất giàu mà nếu khai thác được thì ngành du lịch vẫn có thể sống được”, ông Thuỷ nói.

Ông Đức cũng tin rằng, nếu đánh thức được tiềm năng du lịch nội địa, ngành du lịch Việt Nam có thể phục hồi, thậm chí phát triển ngoạn mục trong thời gian tới, bởi lượng khách gần 100 triệu lượt với sức chi tiêu đang là mơ ước của các cường quốc du lịch trên thế giới.